(VIS) ‘Bệnh thủy đậu là gì?’
Doctor Archana Koriala: Bệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh Varicella, gây ra bởi một loại vi rút rất dễ lây. Bệnh lây từ người này sang người khác qua các hạt nhỏ li ti hoặc giọt chất lỏng văng ra khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể bị lây bằng cách chạm vào các phỏng rộp của bệnh thủy đậu.
(VIS) ‘Điều gì xảy ra nếu con tôi bị bệnh thủy đậu?’
Doctor Koriala: Khi con quý vị bị bệnh thủy đậu, mẩn đỏ ngứa sẽ phát ra trên khắp cơ thể và ở trên mặt. Mẩn đỏ sẽ chuyển thành phỏng rộp có chứa chất dịch rồi phỏng rộp vỡ ra và đóng vẩy. Có thể bị từ 200 tới 500 phỏng rộp trên da, và chúng có thể kéo dài từ 10 ngày tới 3 tuần. Mặc dù triệu chứng ở trẻ em có thể nhẹ bệnh thủy đậu có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Nếu quý vị bị bệnh thủy đậu khi có thai, đứa con sinh ra có thể bị bệnh thủy đậu nặng có thể ảnh hưởng vĩnh viễn tới sự phát triển và tăng trưởng của bé. Chúng ta đều biết là bệnh thủy đậu có thể gây đau và ngứa cho bất kỳ ai mắc phải, nên tốt nhất là hãy chủng ngừa.
(VIS) ‘Vắc xin nào sẽ bảo vệ cho con tôi?’
Doctor Koriala: Chủng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ con quý vị ngừa được bệnh. Lời khuyến nghị là trẻ em nên được chủng ngừa lúc 18 tháng tuổi để bảo vệ ngừa bệnh sởi, quai bị, Rubella và thủy đậu. Điều này có nghĩa là con quý vị sẽ được bảo vệ ngừa được nhiều bệnh hơn với số lần tiêm ít hơn như vậy đỡ đau và căng thẳng cho con. Dưới Chương trình Chủng ngừa Quốc gia, trẻ em sẽ được chủng ngừa miễn phí lúc 18 tháng tuổi để được sự bảo vệ tốt nhất có thể.
(VIS) ' Vắc xin hoạt động như thế nào?’
Doctor Koriala: Vắc xin cho khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu để giúp ngăn ngừa con quý vị mắc bệnh. Vắc xin có chứa một dạng vi rút thủy đậu yếu và an toàn và luyện cho hệ miễn dịch của con quý vị nhận ra và bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Mặc dù con quý vị vẫn có thể bị bệnh thủy đậu ngay cả sau khi đã chủng ngừa, vắc xin vẫn cung cấp khả năng bảo vệ từ 95 tới 98% chống lại các biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Điều này có nghĩa là con quý vị có thể bị thủy đậu dạng nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn và giảm được nguy cơ phải nhập viện.
(VIS) ‘Phản ứng hoặc tác dụng phụ thường gặp là gì?’
Doctor Koriala: Con quý vị có thể bị phản ứng nhẹ sau khi tiêm vắc xin, mà thường sẽ hết trong vài ngày. Các phản ứng thường gặp bao gồm bị đỏ, bị sưng, và bị đau tại chỗ tiêm, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ và mệt.
(VIS) ‘Chủng ngừa có tác động gì đối với tình trạng phổ biến của bệnh?’
Doctor Koriala: Từ khi trẻ em bắt đầu được chủng ngừa bệnh thủy đậu ở Úc, số ca nhập viện do bệnh thủy đậu đã giảm đáng kể.
(VIS) ‘Tìm thêm thông tin ở đâu’
(VIS) ‘Luôn luôn trao đổi với chuyên viên y tế nếu quý vị có bất cứ câu hỏi nào về chủng ngừa cho tuổi thơ. Để có thêm thông tin, truy cập Chia sẻ Kiến thức về Chủng ngừa tại skai.org.au/childhood’
Tìm hiểu từ Bác sĩ Archana Koirala khi cách mà quý vị có thể bảo vệ con mình ngừa bệnh thủy đậu với vắc xin miễn phí dưới Chương trình Chủng ngừa Quốc gia.