(VIS) ‘Sởi là bệnh gì?’
Doctor Archana Koirala: Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng do vi rút có khả năng lây lan cao, biểu hiện bằng phát ban đỏ, loang lổ trên da. Vi rút sởi lây lan qua không khí qua các hạt li ti hoặc giọt nhỏ khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.
(VIS) ‘Điều gì xảy ra khi con tôi bị bệnh sởi?’
Doctor Koirala: Các triệu chứng đầu tiên mà con quý vị có thể biểu hiện thường bao gồm sốt, mệt mỏi, ho và chảy nước mắt, kèm theo phát ban bắt đầu từ trên mặt hoặc cổ và lan ra toàn bộ cơ thể. Phát ban có thể có màu đỏ và nổi lên nhưng không ngứa. Sởi có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, có khi dẫn tới tử vong. Trong một số trường hợp, sởi có thể gây nhiễm trùng phổi, bị mù, và các bệnh não. Nếu quý vị lo ngại về triệu chứng của con, hãy tìm tư vấn y tế kịp thời.
(VIS) ‘Vắc xin nào sẽ bảo vệ cho con tôi?’
Doctor Koirala: Chủng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ con quý vị ngừa bệnh sởi. Vắc xin sởi là loại vắc xin kết hợp đồng thời bảo vệ ngừa bệnh quai bị và Rubella, và với liều 18 tháng, phòng ngừa cả bệnh thủy đậu. Điều này có nghĩa là con quý vị sẽ được bảo vệ ngừa được nhiều bệnh hơn với số lần tiêm ít hơn như vậy đỡ đau và căng thẳng cho con. Dưới Chương trình Chủng ngừa Quốc gia, trẻ em sẽ được chủng ngừa miễn phí lúc 12 tháng và 18 tháng tuổi để được sự bảo vệ tốt nhất có thể.
(VIS) ‘Vắc xin hoạt động như thế nào?’
Doctor Koirala: Vắc xin cho khả năng miễn dịch đối với bệnh sởi để giúp ngăn ngừa con quý vị mắc bệnh. Vắc xin có chứa dạng vi rút sởi đã yếu đi và an toàn và luyện cho hệ miễn dịch của đứa con nhận ra và bảo vệ chống lại nhiễm trùng thực sự. Liều thứ nhất hiệu quả 96%, và liều thứ hai hiệu quả 99% để bảo vệ chống lại bệnh sởi. Chủng ngừa làm giảm khả năng bị bệnh sởi và nếu có bị bệnh, thì nguy cơ bị bệnh nặng và phải nhập viện sẽ thấp hơn.
(VIS) ‘Phản ứng hoặc tác dụng phụ thường gặp là gì?’
Doctor Koirala: Con quý vị có thể bị phản ứng nhẹ sau khi tiêm vắc xin, mà thường sẽ hết trong vài ngày. Phản ứng thường gặp bao gồm bị đỏ, bị sưng, và bị đau tại chỗ tiêm, phản ứng cũng có thể bao gồm bị sốt nhẹ và mệt mỏi.
(VIS) ‘Chủng ngừa có tác động gì đối với tình trạng phổ biến của bệnh?’
Doctor Koirala: Bệnh sởi trước đây rất phổ biến ở Úc trước khi vắc xin sởi được đưa vào Chương trình Chủng ngừa Quốc gia vào năm 1993. Bệnh sởi vẫn còn có thể lây lan giữa những du khách bị nhiễm bệnh mang bệnh sởi vào nước ta và lây qua những người chưa chủng ngừa. Do đó chúng ta cần phải tiếp tục chủng ngừa để mọi người được bảo vệ.
(VIS) ‘Tìm thêm thông tin ở đâu?’
(VIS) ‘Luôn luôn trao đổi với chuyên viên y tế nếu quý vị có bất cứ câu hỏi nào về chủng ngừa cho tuổi thơ. Để có thêm thông tin, truy cập Chia sẻ Kiến thức về Chủng ngừa tại skai.org.au/childhood’
Trong video này, Bác sĩ Archana Koirala chia sẻ cách mà quý vị có thể bảo vệ con mình ngừa bệnh sởi với vắc xin miễn phí dưới Chương trình Chủng ngừa Quốc gia..